Forum Đam mê Airsoft

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Forum Đam mê Airsoft

sân chơi dành cho những anh em đam mê


2 posters

    AK-12, từ thất bại tới chiến thắng

    ghost_vn
    ghost_vn
    Mod
    Mod


    Tổng số bài gửi : 109
    Join date : 18/05/2018
    Age : 36
    Đến từ : Hà Nội

    AK-12, từ thất bại tới chiến thắng Empty AK-12, từ thất bại tới chiến thắng

    Bài gửi by ghost_vn Fri Jul 13, 2018 4:46 pm

    Câu chuyện về quá trình phát triển mẫu súng Avtomat Kalashnikova thế hệ mới.
    Đây là bài viết được dịch từ bài viết của tác giả Maxim Popenker và Dmitry Dolganov.
    AK-12, từ thất bại tới chiến thắng 111
    AK-12 6P70 5,45x39mm


    Đầu năm 2018 đánh dấu một sự kiện quan trọng và đáng mừng của những người liên quan tới Kalashnikov Concern(KC), cuối tháng 1, Bộ quốc phòng Nga chính thức chấp nhận hai mẫu súng tiểu liên(avtomat-Carabine tự động) mới của Izhevsk là AK-12 và AK-15 vào trang bị chính thức của quân đội. Quyết định này đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử của KC.
    Năm 2012, một phần của chương trình Ratnik, thực hiện theo lệnh của Bộ quốc phòng Nga, một lời mời thầu đã được công bố cho chương trình phát triển súng tiểu liên mới cho quân đội Nga. Từ thập niên 90, quân đội Nga chỉ mua số lượng hạn chế súng tiểu liên mới và chủ yếu sử dụng súng trong kho dự trữ chiến lược của Liên Xô để lại. Sau một phần tư thế kỷ, trải qua hai cuộc chiến tranh Chechen, các hoạt động quân sự ở bắc Ossetia và các sự kiện khác, nguồn dự trữ dần cạn kiệt, cũng như các kinh nghiệm tích lũy chỉ ra rằng trang bị vũ khí của quân đội Nga cần được cải tiến. Cụ thể, cần phải phát triển và triển khai các loại kính ngắm hiện đại cho súng bộ binh, thay đổi công thái học của vũ khí. Chương trình được đề ra là Тактико-Техническое задание viết tắt là TTZ nhằm tạo ra một loại súng tiểu liên(avtomat) hiện đại cho quân đội Nga.
    Theo nhiều chuyên gia, chương trình TTZ đã được đề ra dựa trên mẫu súng AEK-971 phát triển bởi Kovrov từ thập niên 70 và 80, mẫu súng này đã thất bại trong chương trình Abakan trước AN-94, sau đó nó tiếp tục được phát triển bởi nhà máy chế tạo máy Kovrov và sau này là nhà máy Degtyarev .
    Tất nhiên, IZhMASH chắc chắn không bỏ qua chương trình này vì nó liên quan tới hoạt động quan trọng nhất của nhà máy là chế tạo súng, đặc biệt khi IZhmash có một mẫu súng tương tự của Kovrov, dòng súng sử dụng hệ thống cân bằng gồm có AK-107 5,45, AK-108 5,56 và AK-109 7,62x39, phát triển dựa trên mẫu avtomat AL-6 và AL-7.



    AK-12, từ thất bại tới chiến thắng 211

    Avtomat Aleksandrova AL-7 súng sử dụng hệ thống cân bằng năm 1974

    Ban đầu, Izhmash dự định đưa AK-107 và AK-109 tới phần đánh giá ban đầu của Ratnik, tuy nhiên dựa trên các thử nghiệm tại nhà máy họ đã quyết định bỏ súng AK-109. Lý do vì với cỡ đạn 7,62, hệ thống cân bằng không cho sự cải thiện nào về độ chính xác bắn. Hệ thống cân bằng nói chung chỉ thể các cải thiện rõ rệt về độ chính xác bắn so với súng truyền thống khi bắn ở tốc độ cao, liên thanh loạt ngắn( tới 3 viên) ở tư thế bắn không sử dụng điểm tựa( đứng bắn hoặc nằm bắn không điểm tựa). Trong các tư thế bắn khác và chế độ bắn khác( chế độ phát một và liên thanh), súng sử dụng hệ thống cân bằng không chỉ không có cải thiện gì, thậm chí còn tệ hơn so với súng truyền thống. Và với lợi thế nhỏ đó, súng cân bằng phức tạp hơn, giá thành cao hơn, bảo dưỡng khó khăn hơn, tốn nhiều lực để kéo cần lên đạn, dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài và không thể chế tạo phiên bản nòng ngắn. Tất cả các yếu tố trên cũng đã được nêu ra trong chương trình Abakan, Izhmash đã quyết định rằng hệ thống cân bằng chỉ phù hợp cho súng thể thao, vì yêu cầu không cao như quân đội.

    AK-12, từ thất bại tới chiến thắng 311
    Mẫu AK-107 được chuẩn bị cho phần đánh giá ban đầu của chương trình Ratnik


    Sau khi hoàn thành thử nghiệm tại nhà máy, phía Izhevsk chuẩn bị hai mẫu súng cho Ratnik- AK-107 cho cỡ đạn 5,45 và AK-103-3 cho cỡ đạn 7,62x39. Hai mẫu súng này được so sánh với sản phẩm của nhà máy Degtyarev là A-545 và A-762 dựa trên AEK-971 và sản phẩm của KBP-TsKIB SOO từ Tula là súng bullpup A-91 phiên bản 5,45 và 7,62. Đánh giá ban đầu không cho thấy mẫu súng nào vượt trội rõ ràng so với mẫu khác, giai đoạn thử nghiệm thứ hai được tiến hành với hai đại diện là nhà máy Kovrov và IZhMASH.
    Trong 10 năm đầu thế kỷ 21, IZhMASH gặp nhiều khó khăn, mặc dù trong thời Liên Xô, nhà máy là nhà sản xuất và phát triển súng bộ binh lớn nhất của Liên Xô. Sau khi CEO Izhmash là Grodetsky mất chức năm 2011, toàn bộ bộ máy của Izhmash bị thay đổi. Kỹ sư trưởng mới của Izhmash lúc đó là Vladimir Zlobin, tới từ TsKIB SOOcủa Tula, khi lên nắm quyền ông đã ra quyết định đưa các kỹ sư từ Tula tới, bỏ bê các kỹ sư gốc của Izhmash, ông quyết định phát triển”khẩu Avtomat của thế kỷ 21” hoàn toàn mới dựa trên súng tiểu liên AK của Kalashnikov. Khẩu súng mới được phát triển từ năm 2011, với tên gọi là AK-12. Ban đầu, AK-12 không được chuẩn bị cho Ratnik, tuy nhiên vào năm 2013 nó được đưa chen ngang vào quá trình kiểm tra để thế vào chỗ của AK-107.
    Do không đủ nguồn lực để phát triển cùng một lúc hai phiên bản của AK-12, Izhmash quyết định giữ nguyên AK-103-3 cho chương trình Ratnik, súng được đảm nhận bởi Dmitry Dolganov. Thiết kế của AK-12 thay đổi theo từng phần, cụ thể các phần được sửa đổi là báng súng, thước ngắm, nắp đậy thân súng, đầu nòng. Với kết quả của kiểm tra sơ bộ, quân đội Nga đã quyết định chọn mẫu súng của Kovrov, chủ nhiệm chương trình tiếp tục làm việc với nhà máy Degtyarev. Tới lúc này, Izhmash không còn chính thức tham gia vào chương trình Ratnik.


    AK-12, từ thất bại tới chiến thắng 4_110
    AK-12 nguyên mẫu 2014


    AK-12, từ thất bại tới chiến thắng 5_111

    AK-103-3 phiên bản cuối cùng





    AK-12, từ thất bại tới chiến thắng 6_111
    AK-103-3 phiên bản đầu tiên

    Trong năm 2014, thử nghiệm cấp nhà nước hoàn thành, vào tháng 1 năm 2015 quyết định chính thức được công bố, nó là một thảm họa cho Izhmash:”A-545 và A-762 đã được chọn để sản xuất thử và trang bị thử nghiệm trong quân đội. AK-12 và AK-103-3 không đáp ứng được các yêu cầu của TTZ.” Kết quả này tương tự quá trình kiểm tra sơ bộ. Súng AK-12 thất bại vì nó không đem đem lại lợi thế rõ ràng, trong khi thiết kế lại bỏ qua các đặc điểm kỹ thuật đã được khẳng định trong hơn 50 năm của súng AK. Với AK-103-3, súng thất bại vì nó không đảm bảo tính thống nhất, quân đội Nga không muốn mua 2 mẫu súng khác nhau cho mỗi loại đạn 5,45 và 7,62.
    Trong thời điểm đó Izhmash mới được cải tổ và đổi tên thành Kalashnikov Concern(KC), thất bại đó không chỉ ảnh hưởng tới danh tiếng mà còn là mất đi một khách hàng lớn. Việc phát triển AK-12 sẽ không đem lại lợi ích gì cho KC, quá trình thử nghiệm cũng cho thấy súng có độ tin cậy kém và nhiều chi tiết không đủ chắc chắn, súng không hề phù hợp với dây chuyền công nghệ của nhà máy( độ tương đồng với AK-74 chỉ là 10%). Cho dù các vấn đề kỹ thuật được giải quyết, việc tiến hành sản xuất AK-12 cũng kèm theo một khoản đầu tư lớn về thời gian và tiến bạc và đơn giá của AK-12 cũng sẽ gấp 6 lần AK-74M. Các cải tiến mới của AK-12 nhằm tăng hiệu quả chiến đấu của súng cũng không đem lại lợi thế rõ ràng so với AK-74, các cải tiến này nếu đưa vào sản xuất sẽ bộc lộ nhiều lỗi nhỏ.
    Tình hình đầu năm 2015 gần như là vô vọng với Izhevsk, tuy nhiên đây là thời điểm cho những cá nhân tỏa sáng. Tháng 2 năm 2014, Alexey Yurevich Krivoruchko trở thành CEO mới của KC. Sau một năm nắm quyền điều hành, ông hiểu rằng cơ hội duy nhất để tiếp tục tham gia vào chương trình Ratnik là phải thay kỹ sư trưởng của KC, lúc này là Vladimir Zlobin. Từ mùa hè năm 2014, Sergey Urzhumtsev kỹ sư trưởng và CEO của nhà máy Molot đã được mời tới Izhevsk. Ông tốt nghiệp đại học kỹ thuật Izhevsk và đã có kinh nghiệm làm việc với các súng dòng Kalashnikov( nahf máy Molot sản xuất RPK và phiên bản dân sự của RPK). Sau khi thay thế Zlobin làm kỹ sư trưởng ở Izhevsk, Urzhumtsev quyết định dừng phát triển AK-12, thay vào đó phát triển một mẫu Avtomat mới phù hợp với dây chuyền sản xuất của Izhevsk và sử dụng các kỹ sư đào tạo tại Izhevsk. Đây là quyết định táo bạo, nhưng cơ hội thành công cao hơn tiếp tục AK-12 mẫu 2014, quyết định này được CEO của KC ủng hộ tuyệt đối. Vào tháng 3 năm 2015, chương trình AK-400 bắt đầu.
    Khác với AK-12, mục tiêu của AK-400 là chế tạo mẫu súngcải tiến từ AK-74, vừa đảm bảo tính ổn định của AK truyền thống vừa đáp ứng các yêu cầu đề ra bởi TTZ. Mẫu súng cho phép tận dụng dây chuyền sản xuất sẵn có của KC và đảm bảo tiếp nối truyền thống hàng chục năm của súng AK.
    Song song với AK-400, họ vừa phải hoàn thành bộ nâng cấp KM-AK Obves và hoàn thiện nguyên mẫu AK-200 với các thành phần của KM-AK Obves. Nhiệm vụ của họ là trong thời điểm Kovrov đang bận sản xuất thử nghiệm mẫu súng để thử nghiệm cho quân đội, phía Izhevsk phải hoàn thành phát triển cả 2 mẫu súng bắn đạn 5,45 và 7,62, đảo bảo thiết kế và tiến hành một cuộc kiểm tra cấp nhà nước, song song với sản xuất một loạt súng thử nghiệm.
    Sau khi phân tích tình hình, kỹ sư trưởng mới đã ngay lập tức đốc thúc các nhóm đề tài làm việc. Cơ sở của dự án AK-400 được dựa trên AK-103-3. Nhóm thiết kế gồm Alexei Sayfutdinov( trưởng phòng súng bộ binh tự động của KC), Dmitry Dolganov(chủ nghiệm đề tài), Alexander Rekukhin, Kirill Sibiryakov, Olga Shumanina và Anna Sursina.


    AK-12, từ thất bại tới chiến thắng 710

    Một trong các nguyên mẫu đầu tiên của AK-400 7,62x39

    (Still update)
    crowcat
    crowcat
    Member
    Member


    Tổng số bài gửi : 13
    Join date : 28/06/2018
    Đến từ : đất mỏ

    AK-12, từ thất bại tới chiến thắng Empty Re: AK-12, từ thất bại tới chiến thắng

    Bài gửi by crowcat Fri Jul 13, 2018 11:32 pm

    tóm gọn lại là ak 12 chết yểu do "giá thành" :'v trong khi 6P70 với 6P71 giá thành sản xuất mềm hơn :'v u và đám lữ đoàn dịch láo đấy anh ơi chúng nó dịch AK = automat carabine trước bị anh Phương chửi vụ đấy rồi cô An Thai Nguyen cũng biết

      Hôm nay: Fri May 17, 2024 12:47 pm